Tắc ruột là gì? Các công bố khoa học về Tắc ruột

Tắc ruột là một tình trạng khi sự di chuyển của chất thải trong ruột bị ngừng hoặc chậm lại, gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, v...

Tắc ruột là một tình trạng khi sự di chuyển của chất thải trong ruột bị ngừng hoặc chậm lại, gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, và khó thải phân. Có nhiều nguyên nhân gây tắc ruột, bao gồm cả tuyến ức chế ruột, nghẽn ruột, cơ ruột yếu, ung thư ruột, nhiễm trùng và vi khuẩn ruột. Điều trị tắc ruột thường bao gồm cải thiện chế độ ăn uống, uống đủ nước, sử dụng thuốc chống tắc ruột hoặc dùng các phương pháp y tế như thủ dâm ruột hay thẩm tật thông ruột.
Tắc ruột có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của hệ tiêu hóa, từ dạ dày đến ruột non, ruột già và hậu môn. Có hai loại tắc ruột: tắc ruột hoàn toàn và tắc ruột bán.

Tắc ruột hoàn toàn là khi chất thải không thể di chuyển qua ruột và bị ngưng trệ hoàn toàn. Điều này có thể xảy ra do cơ ruột yếu, nghẽn ruột, ung thư ruột hoặc các vết thương trong hệ tiêu hóa.

Tắc ruột bán xảy ra khi chất thải không di chuyển một cách thông thường, chậm lại hoặc không hoàn toàn qua ruột. Nguyên nhân của tắc ruột bán có thể bao gồm chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thiếu nước, thiếu vận động, sử dụng quá nhiều thuốc chống táo bón, trầm cảm hoặc căng thẳng, cũng như một số tình trạng y tế như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp hoặc bệnh Parkinson.

Các triệu chứng của tắc ruột có thể bao gồm đau bụng kéo dài hoặc cơn đau cấp, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, sự không thoải mái khi ăn, đầy bụng, chướng bụng hoặc cảm giác ép tắc trong hậu môn.

Để điều trị tắc ruột, các biện pháp thay đổi lối sống và ăn uống thường được khuyên, ví dụ như tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống bằng cách tiêu thụ nhiều rau xanh, trái cây, hạt và ngũ cốc chứa chất xơ. Uống đủ nước và tăng cường hoạt động thể lực cũng rất quan trọng.

Ngoài ra, thuốc lợi tiểu sẽ được sử dụng để kích thích chế độ tiêu hóa, thuốc tạo lơ tạo cầu sẽ giúp làm mềm phân và thuốc chống tắc ruột như docusate sodium hoặc polyethylene glycol có thể được sử dụng.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, khi các biện pháp không đạt hiệu quả, có thể cần phải thực hiện các quy trình y tế như thủ dâm ruột (kích thích ruột bằng tay) hoặc thẩm tật thông ruột (sử dụng nước bằng đường hậu môn để làm mềm và loại bỏ phân).

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "tắc ruột":

Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của các khối u mỡ ở tá tràng: một nguyên nhân gây tắc nghẽn ruột hiếm gặp
Springer Science and Business Media LLC - Tập 30 - Trang 676-679 - 2012
Một người đàn ông 65 tuổi được thăm khám vì nôn và đau thượng vị. Bệnh nhân đã trải qua nội soi tiêu hóa trên và siêu âm nội soi, phát hiện có nhiều tổn thương polypoid tại các phần D1 và D2 của tá tràng, gây tắc gần như hoàn toàn lòng tá tràng. Trên hình ảnh cộng hưởng từ có cường độ cao trên ảnh T1 và cường độ trung bình trên ảnh T2, với sự suy giảm tín hiệu trên ảnh T1 và T2 bị ức chế mỡ, phù hợp với chẩn đoán u mỡ tá tràng. Khám nghiệm mô bệnh học đã xác nhận chẩn đoán u mỡ tá tràng.
#đặc điểm cộng hưởng từ #u mỡ tá tràng #tắc nghẽn ruột #tổn thương polypoid #nội soi tiêu hóa
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CẤP CỨU NỐI NGAY MỘT THÌ ĐIỀU TRỊ TẮC RUỘT DO UNG THƯ NỬA TRÁI ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN K
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 501 Số 1 - 2021
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nối ngay một thì điều trị tắc ruột do ung thư nửa trái đại trực tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu 42 bệnh nhân phẫu thuật cấp cứu một thìnối ngay điều trị tắc ruột do ung thư nửa trái đại trực tràng từ tháng 1/2018-12/2020 tại bệnh viện K. Kết quả: Tuổi trung bình 56,16 ± 12,5 (36-76) tuổi; Nữ 20 (47,6%), Nam 22 (52,4%). Lý do vào viện đau bụng (100%)); các triệu chứng biểu hiện thường gặp là: đau bụng (100%), bụng chướng (100%), bí trung đại tiện (97,1 %), X-quang bụng không chuẩn bị có hình ảnh mức nước hơi (100%); giải phẫu bệnh trước mổ 100% ung thư biểu mô tuyến. CT bụng 100% chưa có di căn xa.Diện cắt trên trung bình 9,2 cm; diện cắt dưới trung bình 6,4 cm; số lượng hạch vét được trung bình 14,3 hạch. Thời gian mổ trung bình 154 phút; thời gian có gas trung bình 4,3 ngày; thời gian hậu phẫu 14,1 ngày. Có 2 trường hợp rò (4,8%) điều trị nội khoa ổn định; không có bệnh nhânmổ lại và không có bệnh nhân tử vong. Kết luận: phẫu thuật cấp cứu nối ngay một thì điều trị tắc ruột do ung thư nửa trái đại trực tràng khả thi và an toàn cả về ngoại khoa và ung thư học với nhóm bệnh nhân được lựa chọn chi tiết
#tắc ruột #ung thư đại trực tràng
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN TẮC RUỘT NON DO THOÁT VỊ
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 511 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm hình ảnh và giá trị của  cắt lớp vi tính trong chẩn đoán tắc ruột non do thoát vị. Phương pháp: Phương pháp hồi cứu mô tả trên 19 bệnh nhân tắc ruột non chụp cắt lớp vi tính (CLVT) và có kết quả phẫu thuật tắc ruột nondo nguyên nhân thoát vị (12 thoát vị ngoại, 7 thoát vị nội) tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 6 năm 2020. Các đặc điểm hình ảnh của tắc ruột nondo thoát vị nội và thoát vị ngoại được mô tả trên cắt lớp vi tính sau đó đối chiếu với kết quả phẫu thuật. Kết quả: tắc ruột non do thoát vị ngoại được phát hiện nhờ CLVT chủ yếu là thoát vị bịt 50%, CLVT có giá trị chẩn đoán chính xác thoát vị ngoại và dự báo thiếu máu ruột trong các trường hợp này cao 100%; thoát vị nội do khuyết mạc treo thứ phát sau phẫu thuật ổ bụng chiếm tỷ lệ cao 71,5%, CLVT có giá trị trong chẩn đoán thoát vị nội gây tắc ruột và biến chứng thiếu máu thành ruột do thoát vị, giá trị chẩn đoán chính xác lần lượt là 95,9% và 100%. Kết luận: CLVT có vai trò quan trọng trong chấn đoán tắc ruột non do thoát vị, trong đó chẩn đoán chính xác nguyên nhân thoát vị bịt và biến chứng thiếu máu thành ruột đối với thoát vị ngoại và chẩn đoán xác định nguyên nhân tắc ruột non do thoát vị nội và dự báo biến chứng thiếu máu ruột.
#tắc ruột non #thoát vị #thoát vị ngoại #thoát vị nội #thoát vị nghẹt #cắt lớp vi tính
Đánh giá tác dụng của viên nang cứng HCR1 trong điều trị hội chfíng ruột kích thích
Tạp chí Y Dược cổ truyền Việt Nam - Tập 1 Số đặc biệt 20/11 - Trang 104-108 - 2021
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng điều trị của viên nang cứng HCR1 trên bệnh nhân hội chứng ruột kích thích. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tiến cứu, can thiệp lâm sàng mở, so sánh trước và sau điều trị, chọn mẫu thuận tiện trên 70 bệnh nhân (BN) hội chứng ruột kích thích được điều trị bằng viên nang cứng HCR1 từ tháng 7/2019 đến hết tháng 7/2020 tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an. Các kết quả được đánh giá tại ba thời điểm: ngay sau phẫu thuật, thời điểm ra viện và sau phẫu thuật 3 tháng. Số liệu sau thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Tỷ lệ đạt hiệu quả tốt và khá sau điều trị là 88,6%; cải thiện các triệu chứng lâm sàng như đau bụng, đại tiện phân lỏng nát, đầy chướng bụng, rối loạn tống phân khi đi đại tiện; 92,9% không còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống; 82,2% không còn hoặc rối loạn mức độ nhẹ chức năng đại tràng. Viên nang HCR1 có tác dụng cải thiện các chứng trạng Y học cổ truyền, tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt và khá ở thể can khí uất kết cao hơn (91,4%) thể can uất tỳ hư (85,7%).
#Hội chứng ruột kích thích #viên nang cứng HCR1.
TẮC RUỘT QUAI ĐÓNG: GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 507 Số 2 - 2021
Mục tiêu: đánh giá giá trị của cắt lớp vi tính (CLVT) đa dãy trong chẩn đoán tắc ruột quai đóng (TRQĐ). Phương pháp: 145 bệnh nhân tắc ruột trong đó có 40 bệnh nhân TRQĐ được xác định bằng phẫu thuật đã được chụp CLVT có tiêm thuốc cản quang trước mổ tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 7/2019 đến tháng 4/2021. Hai bác sỹ chẩn đoán hình ảnh không biết trước kết quả phẫu thuật xem phim CLVT và đánh giá 11 dấu hiệu trên CLVT. Từ đó đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính và giá trị dự đoán âm tính của từng dấu hiệu. Kết quả: Chẩn đoán TRQĐ, dấu hiệu có ít nhất hai điểm chuyển tiếp có độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 97,1%. Dấu hiệu mỏ chim có độ nhạy 87,5%, độ đặc hiệu 66,7%. Dấu hiệu quai ruột hình chữ U/ chữ C, quai ruột giãn nằm ở vị trí bất thường trong ổ bụng có độ đặc hiệu 100% và độ nhạy tương ứng là 32,5% và 15%.Chấn đoán biến chứng thiếu máu thành ruột, dấu hiệu thành ruột ngấm thuốc kém có độ nhạy  62%, độ đặc hiệu 94,7%; mạch máu mạc treo ngấm thuốc kém có độ nhạy 23,8%, độ đặc hiệu 100%. Kết luận: Ở những bệnh nhân được khảo sát của chúng tôi, có ít nhất hai điểm chuyển tiếp, quai ruột chữ U/C, quai ruột giãn ở vị trí bất thường trong ổ bụng có giá trị cao trong chẩn đoán TRQĐ. Sự giảm ngấm thuốc thành ruột và mạch máu mạc treo tương ứng là dấu hiệu gợi ý tốt cho thiếu máu ruột.
#tắc ruột #quai đóng #thiếu máu #cắt lớp vi tính
KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TẮC RUỘT DO UNG THƯ BIỂU MÔ ĐẠI TRÀNG PHẢI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 512 Số 1 - 2022
Mục tiêu: Kết quả sớm điều trị phẫu thuật tắc ruột do ung thư biểu mô đại tràng phải tại Bệnh Viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu, thời gian nghiên cứu từ 1/2017 đến 12/2020. Địa điểm tại khoa Ngoại Tổng Hợp - Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Có 67 bệnh nhân được lựa chọn vào nghiên cứu. 68,6% có dịch ổ bụng, 100% có giãn ruột non. Kích thước trung bình của khối u là 4,5 ± 1,2 cm, phần lớn khối u có kích thước <5 cm (74,6%). Phân loại Dukes: Giai đoạn B (49,3%) và C (35,8%). Phần lớn được mổ 1 thì (86,6%) với cắt 1/2 đại tràng phải nối ngay. Nhiễm trùng vết mổ 8,9%. Thời gian trung tiện trở lại trung bình là 3,8 ± 1,3 ngày. Thời gian nằm viện trung bình là 9,6 ± 2,4 ngày. Kết luận: Phẫu thuật cắt ½ đại tràng phải và nối ngay để điều trị tắc ruột do ung thư đại tràng phải là phương pháp an toàn và  hiệu quả.
#Ung thư đại tràng #tắc ruột cơ giới #phẫu thuật cắt nửa đại tràng phải
Giá trị của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán thiếu máu ruột ở bệnh nhân tắc ruột non
Giá trị của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán thiếu máu  ruột ở bệnh nhân tắc ruột non. Phương pháp hồi cứu mô tả trên 146 bệnh nhân tắc ruột non chụp cắt lớp vi tính và phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 6 năm 2020. Tổn thương gồm các dấu hiệu gợi ý thiếu máu  ruột trong tắc ruột non được mô tả trên cắt lớp vi tính sau đó đối chiếu với kết quả phẫu thuật để đưa ra độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán dương tính, âm tính và tính chính xác chẩn đoán. Kết quả: nguyên nhân do thoát vị và do dây chằng là nguyên nhân chủ yếu có biến chứng thiếu máu  ruột, chiếm lần lượt 33,3% và 31,0%; dịch tự do ổ bụng có độ nhạy cao nhất, 83,3%; các dấu hiệu thành ruột ngấm thuốc kém hoặc không ngấm, quai ruột hình bia , khí trong thành ruột, khí trong khoang phúc mạc có độ đặc hiệu cao 93 - 99%. Kết luận: dấu hiệu thành ruột ngấm thuốc kém hoặc không ngấm thuốc, khí trong thành ruột, khí trong khoang phúc mạc có độ đặc hiệu và giá trị cao trong chẩn đoán thiếu máu  ruột, dấu hiệu quai ruột hình bia có giá trị chẩn đoán thiếu máu ruột giai đoạn sớm.
#tắc ruột non #hoại tử ruột #thiếu máu ruột #cắt lớp vi tính
MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TẮC RUỘT DO BÃ THỨC ĂN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG, GIAI ĐOẠN 2017 - 2021
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 519 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật tắc ruột do bã thức ăn ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung Ương, giai đoạn 2017 – 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu bao gồm tất cả các trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán sau mổ tắc ruột do bã thức ăn từ 01/2017 đến 12-2021 tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Kết quả: 40 ca tắc ruột do bã thức ăn, bao gồm 17 nam và 23 nữ. Tuổi thường gặp 7-15 tuổi. Tỉ lệ nữ/nam là 1,3/1. Triệu chứng lâm sàng đau bụng (chiếm 92.5%), trong đó đau bụng cơn chiếm 75% , nôn (chiếm 95%) trong đó nôn dịch vàng chiếm 74%. Hình ảnh tắc ruột rõ trên XQ bụng không chuẩn bị là 85%, 15% còn hình ảnh hơi trong đại tràng. Trên siêu âm ổ bụng, hình ảnh mô tả tắc ruột chiếm 50%. Tính chất diễn biến bán cấp và không hoàn toàn thể hiện qua sự thay đổi diễn biến của các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. 13/40 bệnh nhân được  phẫu thuật nội soi, chưa xử trí tổn thương hoàn toàn bằng dụng cụ nội soi, mà hỗ trợ bởi đường rạch nhỏ trên rốn. Biểu hiện tắc ruột rõ trong lúc mổ là 100%. Vị trí bã thức ăn ở hồi tràng chiếm tỷ lệ cao nhất (77.5%). Xử lý tổn thương: Dồn bã thức ăn xuống đại tràng chiếm đa số trường hợp (85%), còn lại mở ở dạ dày (12.5%) và mở ruột non lấy bã thức ăn (2.5%). Kết quả điều trị giai đoạn sớm tốt: Thời gian trung tiện sau mổ trung bình 2.03±0.15 ngày, thời gian nằm viện sau mổ trung bình 4,72±0.28 ngày. Biến chứng sau mổ: 2 trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ và 3 trường hợp viêm ruột. Các biến chứng nhẹ và không cần can thiệp ngoại khoa. Kết luận: Tắc ruột do bã thức ăn ở trẻ em là một bệnh lý tắc ruột cơ học do nguyên nhân trong lòng ruột, bệnh diễn biến bán cấp. Xử trí tổn thương chủ yếu bằng phương pháp dồn bã thức ăn xuống đại tràng. Kết quả điều trị sớm tương đối tốt. Phẫu thuật nội soi xử trí thương tổn vẫn còn là kỹ thuật cần  được xem xét và hoàn thiện.
#tắc ruột do bã thức ăn
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG ĐIỀU TRỊ TẮC RUỘT NON DO BÃ THỨC ĂN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 529 Số 1 - Trang - 2023
Mục tiêu: đánh giá kết quả ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột non do bã thức ăn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang, hồi cứu trên 76 bệnh nhân được chẩn đoán tắc ruột non do bã thức ăn và được ứng dụng phẫu thuật nội soi ổ bụng để điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn từ 05/2018 đến 10/2022. Kết quả: Tắc ruột do bã thức ăn vị trí ở hồi tràng, hỗng tràng, hỗng tràng + hồi tràng lần lượt là 43,4%, 51,3%, và 5,3%. Bã thức ăn ở 1 vị trí chiếm đa số 94,7%, ở 2 vị trí chiếm 5,3%. Phẫu thuật nội soi hoàn toàn (39,5%), phẫu thuật nội soi hỗ trợ (60,5%). Đẩy bã thức ăn xuống đại tràng được áp dụng cho 36,8% trường hợp, mở ruột lấy bã thức ăn được áp dụng cho 63,2%. Phẫu thuật nội soi hoàn toàn và nội soi hỗ trợ giúp bệnh nhân sớm phục hồi sớm, thời gian ăn sau mổ trung bình của 2 nhóm lần lượt là 2,38 ± 0,78 ngày và 3,55 ± 1,49 ngày, thời gian nằm viện trung bình sau mổ lần lượt là 5,17 ± 1,76 ngày và 7,13 ± 4,90 ngày. Tỷ lệ tai biến, biến chứng sau mổ thấp, rách thanh mạc ruột 6,5%, nhiễm khuẩn vết mổ 2,6%, tắc ruột sớm sau mổ 1,3%. Kết luận: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột do bã thức ăn ở nhóm bệnh nhân lựa chọn là an toàn, khả thi, giúp bệnh nhân nhanh phục hồi, tỷ lệ tai biến, biến chứng thấp.
#phẫu thuật nội soi #tắc ruột non #bã thức ăn
Tổng số: 34   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4